29/02/2016
2729
Huấn Từ Truyền Tin Của Đức Giáo Hoàng Phanxicô - Chúa Nhật 28.02.2016

Xin chào anh chị em thân mến!
Hằng ngày, buồn thay, báo chí tường trình những tin xấu, như các cuộc sát nhân, những vụ tai nạn, các thứ tai họa... trong đoạn Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu nói đến hai việc thê thảm xẩy ra vào thời của Người đã gây chấn động, đó là việc đàn áp dã man của quân lính Rôma ở đền thờ, và việc tháp Siloam ở Giêrusalem sụp xuống làm 18 người chết (xem Luca 13:1-5).

Chúa Giêsu biết được cái tâm thức mê tín dị đoan nơi thành phần thính giả của Người và đồng thời Người cũng biết rằng họ đã dẫn giải một cách sai lầm về những thứ biến cố ấy. Thật vậy, thành phần này đã nghĩ rằng, những ai bị chết ở trong những trường hợp như vậy, chết một cách dã man, thì đó là dấu họ bị Thiên Chúa trừng phạt về một trọng tội nào đó mà họ đã phạm, như thể "đáng đời họ". Như thế, sự kiện được cứu khỏi điều bất hạnh ấy khiến thành phần thính giả này cảm thấy "mình tốt lành". Họ xứng đáng như thế; tôi ngon lắm đây.

Chúa Giêsu đã rõ ràng tẩy chay quan niệm ấy, vì Thiên Chúa không cho phép các thảm họa xẩy ra để trừng phạt tội lỗi, và Người khẳng định rằng những nạn nhân đáng thương ấy không phải là những người xấu xa hơn các người khác. Trái lại, Người mời gọi thành phần thính giả hãy rút lấy từ các biến cố thê thảm này một bài học giành cho mọi người, vì tất cả chúng ta đều là tội nhân; thật vậy, Người đã nói với những ai đã đặt vấn đề với Người là "nếu quí vị không ăn năn thống hối thì tất cả quí vị sẽ bị chết như họ vậy!" (câu 3).

Cả đến hôm nay đây, khi thấy những bất hạnh hay những gì xẩy ra buồn thảm, chúng ta cũng có khuynh hướng "trút" trách nhiệm trên nạn nhân, hay thậm chí lên cả chính Thiên Chúa. Thế nhưng Phúc Âm kêu mời chúng ta hãy suy nghĩ xem: Chúng ta có ý nghĩ nào về Thiên Chúa? Chúng ta có thực sự thâm tín rằng Thiên Chúa như thế hay chăng, hay không phải như chúng ta tưởng tượng, một Vị Thiên Chúa đã biến thành "hình ảnh của chúng ta và tương tự như chúng ta"?

Ngược lại, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy thay đổi tâm can, hãy thực hiện một cuộc xoay chuyển toàn diện cuộc hành trình đời sống của chúng ta, bỏ đi những thỏa hiệp với sự dữ - phải chăng đó là tất cả những gì chúng ta làm? thỏa hiệp với sự dữ, giả hình... Tôi nghĩ rằng hầu như ai cũng giả hình một chút nào đó - để dứt khoát trở lại với đường lối của Phúc Âm. Thế nhưng, cũng lại có một khuynh hướng tự biện minh. Chúng tôi cần hoán cải những gì? Từ căn bản chúng tôi không phải là thành phần tốt lành hay sao? - Biết bao nhiêu lần chúng ta đã nghĩ như thế: "Nhưng tôi vốn tốt lành, tôi là một người tốt lành"... nếu không giống như thế thì cũng "tôi không phải là một tín hữu hay chăng, mà còn hết sức sống đạo nữa?" Rồi chúng ta nghĩ đó là cách chứng tỏ là chúng ta đúng.

Tiếc thay, mỗi một người chúng ta rất giống như cái cây, qua năm tháng, đã tỏ ra trở nên cằn cỗi. Cũng may cho chúng ta, Chúa Giêsu như một nông dân, vị tỏ ra nhẫn nại vô hạn, vẫn tỏ ra nhường nhịn cây nho chẳng trổ sinh hoa trái, "Thưa ông, xin cứ để nó như thế cho năm nay ... nó có thể trổ sinh hoa trái trong tương lai" (câu 9).
Một "năm" hồng ân: thời điểm thừa tác vụ của Chúa Kitô, thời điểm của Giáo Hội trước cuộc trở lại vinh hiển của Người, thời điểm của đời chúng ta, thời điểm được đánh dấu bằng một số Mùa Chay, những Mùa Chay được cống hiến cho chúng ta như là những cơ hội thống hối và cứu độ. Một thời điểm Năm Thánh Tình Thương. Lòng nhẫn nại bất khuất của Chúa Giêsu. Anh chị em có bao giờ nghĩ đến sự nhẫn nại của Thiên Chúa hay chăng? Có bao giờ anh chị em cũng nghĩ đến mối quan tâm vô hạn của Ngài với các tội nhân hay chăng? Vậy thì tại sao chúng ta lại tỏ ra bất nhẫn với bản thân mình chứ! Không bao giờ là quá trễ để thống hối hết. Không bao giờ. Thiên Chúa nhẫn nại chờ đợi chúng ta cho đến giây phút cuối cùng.

Hãy nhớ đến câu
114.864864865135.135135135250