18/06/2017
1066
Bài 55: (Thứ Tư ngày 19-5-1999)
 
Việc Đối Thoại Với Các Đại Tôn Giáo Trên Thế Giới 
 
Việc Sách Tông Vụ thuật lại bài diễn từ của Thánh Phaolô ngỏ cùng dân thành Nhã Điển hình như rất thích hợp cho công hội đa giáo ở vào thời của chúng ta đây. Để trình bày cho thấy vị Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, Thánh Phaolô đã mở màn bằng việc sống đạo của thính giả, khi nói lên cảm nhận của mình rằng: “Thưa qúi vị thành Nhã Điển, tôi thấy qúi vị thật là mộ đạo hết sức. Vì khi tôi đi ngang qua thành, nhìn kỹ các vật thờ phượng của qúi vị, tôi thấy có một bàn thờ được ghi rằng ‘kính thần vô danh’. Bởi thế, điều qúi vị tôn thờ mà không biết thì tôi xin được loan báo cho qúi vị hay” (Acts 17:22-23).
 
Trong cuộc viếng thăm về tinh thần và về mục vụ của Tôi khắp thế giới hiện nay, Tôi vẫn nói lên việc Giáo Hội cảm nhận về “những gì chân thật và thánh hảo” nơi các tôn giáo thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Theo chiều hướng của Công Đồng Chung Vaticanô II, tôi còn nói đến sự kiện là chân lý Kitô Giáo góp phần vào việc “khích lệ thiện ích về tinh thần và luân lý nơi các tôn giáo, cũng như khích lệ các giá trị về xã hội và văn hóa của họ” (Tuyên Ngôn Nostra Aetate, đoạn 2). Vai trò phụ thân đại đồng của Thiên Chúa, được mạc khải nơi Đức Giêsu Kitô, cũng thôi thúc chúng ta đối thoại với các tôn giáo không thuộc giòng dõi Abraham. Cuộc đối thoại này cho thấy có đầy những vấn đề và thách đố, chẳng hạn như chúng ta nghĩ tới các văn hóa Á Châu có tính cách sâu xa về tinh thần đạo giáo, hay các tôn giáo cổ truyền Phi Châu là nguồn mạch khôn ngoan và sự sống cho rất nhiều người.
 
2- Cốt lõi của cuộc Giáo Hội gặp gỡ các tôn giáo trên thế giới này là việc nhận thức về những đặc điểm của các tôn giáo ấy, tức là nhận thức về đường lối họ hướng tới mầu nhiệm Thiên Chúa Đấng Cứu Tinh, Thực Tại tối thượng của đời sống con người. Thật vậy, mọi tôn giáo đều tỏ ra cho thấy mình như là một cuộc tìm kiếm ơn cứu độ và chỉ cho thấy con đường để đạt tới cứu độ (xem Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, số 843). Cuộc đối thoại cần phải xác tín rằng, con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa cũng là “nơi” ưu ái cho việc hiện diện cứu độ của Ngài.
 
Cầu nguyện, một việc nhận biết kính tôn Thiên Chúa, một việc tri ân về các tặng ân của Ngài, một việc kêu cầu Ngài trợ giúp, là một hình thức gặp gỡ đặc biệt, nhất là đối với các tôn giáo, cho dù chưa nhận ra mầu nhiệm phụ thân của Thiên Chúa, cũng biết “thực sự giang tay hướng về trời” (Đức Phaolô VI, tông huấn Evangelii Nuntiandi, đoạn 53). Tuy nhiên, cuộc đối thoại trở nên khó khăn hơn đối với một số hình thức tin tưởng về đạo giáo hiện nay thường lấy việc cầu nguyện như là một bồi dưỡng cho khả năng sống còn của con người để đánh đổi lấy ơn cứu độ.
 
3- Cuộc đối thoại của Kitô Giáo với các tôn giáo khác mặc nhiều hình thức khác nhau và được thực hiện ở các mức độ khác nhau, khởi đầu là mức độ đối thoại bằng đời sống, là mức độ “người ta nỗ lực sống bằng một tinh thần cởi mở và cận thân, chia sẻ niềm vui nỗi buồn của mình, chia sẻ các vấn đề và bận tâm nhân bản của mình” (Hội Đồng Tòa Thánh về Đối Thoại Liên Tôn và Thánh Bộ về Truyền Bá Phúc Âm cho Các Dân Tộc, Bản Hướng Dẫn về Việc Đối Thoại và Loan Báo: Các Suy Tư và Chỉ Dẫn, 19-5-1991, số 42). Việc đối thoại bằng hành đ
114.864864865135.135135135250