05/10/2017
1936
Bài 78: (Thứ Tư ngày 15-12-1999)
 
Dấn Thân Xây Đắp Văn Minh Yêu Thương
 
“Khi nhớ lại những lời của Chúa là ‘nếu các con yêu thương nhau thì nhờ đó tất cả mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ của Thày’ (Jn 13:35), người Kitô hữu không còn mong mỏi gì hơn là tha thiết phục vụ con người qua mọi thời đại bằng một tấm lòng quảng đại và hữu hiệu mỗi ngày một hơn” (Hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng, đoạn 93).
Công việc làm này, một công việc được Công Đồng Chung Vaticanô II trao cho chúng ta ở đoạn cuối của Hiến chế Mục vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Tân Tiến, là việc giải quyết cuộc thách đố hấp dẫn trong việc xây đắp nên một thế giới được dậy men bởi lề luật yêu thương, bởi một nền văn minh yêu thương, một nền văn minh “được dựa trên những giá trị phổ quát về hòa bình, đoàn kết, công lý và tự do, là tất cả những gì được nên trọn trong Chúa Kitô” (Tông thư Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến, đoạn 52).
 
Nền văn minh này được đặt nền tảng trên việc nhận biết thượng quyền phổ quát của Thiên Chúa Cha, mạch nguồn yêu thương bất tận. Chính vì chấp nhận giá trị căn bản này chúng ta mới cần phải thực hiện một cuộc thẩm vấn chân thành ở vào lúc cuối thiên niên đây cho Cuộc Mừng Kỷ Niệm Long Trọng Năm 2000, để sẵn sàng bắt đầu cho một tương lai đang chờ đón chúng ta.
 
Chúng ta đã thấy tình trạng suy bại của các ý hệ, những ý hệ đã làm cho rất nhiều người trong anh chị em chúng ta bị hụt hẫng những điểm tựa thiêng liêng, các ý hệ trổ sinh những trái tục hóa độc hại khiến cho tình trạng khô đạo tiếp tục tồn tại, nhất là nơi những nơi phát triển. Việc quay về với tính cách tôn giáo lẫn lộn, gây ra bởi những nhu cầu cần được khỏa lấp một cách mong manh, cũng như nhu cầu tìm kiếm quân bình thuộc thế giới tâm linh, một tính cách tôn giáo được thể hiện nơi nhiều mẫu tôn giáo mới mẻ bất cần siêu việt tính và bất cần vị Thiên Chúa bản vị, chắc chắn không phải là một giải quyết tốt đẹp cho tình trạng này.
 
Trái lại, chúng ta phải cẩn thận phân tách lý do tại sao có tình trạng mất đi cảm quan về Thiên Chúa ấy, và can đảm loan báo sứ điệp về dung nhan Chúa Cha, một dung nhan được Chúa Giêsu Kitô tỏ ra cho con người thấy trong ánh sáng của Thần Linh. Việc mạc khải này chẳng những không làm giảm sút mà còn thăng hoa phẩm giá con người đã được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa Tình Yêu nữa.
 
2- Trong những thập niên gần đây, tình trạng mất đi cảm quan về Thiên Chúa đã xẩy ra trùng hợp với đà phát triển của nền văn hóa buông thả, một nền văn hóa làm giảm giá trị ý nghĩa sự sống con người, và về phương diện đạo lý, làm tương đối hóa ngay cả những giá trị nền tảng của gia đình cũng như của lòng tôn trọng sự sống. Tình trạng này thường không xẩy ra một cách rõ ràng, mà xẩy ra trong một đường lối tinh xảo của chiều hướng khô đạo, một chiều hướng làm cho tất cả mọi thứ hành vi cử chỉ trở thành thường tình, khiến các vấn nạn về luân lý không còn coi ra gì nữa. Thật ngược đời khi chính quyền thừa nhận như là ‘quyền lợi’ nhiều thể thức tác hành đe dọa đến sự sống con người, nhất là thành phần yếu đuối nhất và bất lực nhất, chưa kể đến những khó khăn khổng lồ trong việc chấp nhận người khác vì họ khác với mình, vì họ bất lợi, vì họ là ngoại quốc, vì họ bệnh hoạn tật nguyền. Chính tình trạng phủ nhận người khác, vì cái khác của họ, xẩy ra hơn bao giờ hết đây đã làm nhức nhối lương tâm tín hữu chúng ta. Tôi đã viết trong Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống (đoạn 12): “Chúng ta đang đối đầu với một thực tại to tát hơn, một thực tại có thể được diễn tả như là một cấu trúc tội lỗi thực sự… do tình trạng phát hiện của một nền văn hóa chối bỏ tính cách đoàn kết, và trong nhiều trường hợp, còn mặc lấy cả hình thức ‘văn hóa tử vong’ thực sự nữa”.
 
3- Đối diện với nền văn hóa yêu chuộng chết chóc này, trách nhiệm là người Kitô hữu
114.864864865135.135135135250