20/09/2020
1999
CÔNG HIỆU CỦA KINH MÂN CÔI TRONG LỊCH SỬ

Thông điệp “Supremi Apostolatus Officio” của Đức Giáo Hoàng Leo XIII về lòng sùng kính Kinh Mân Côi
 
Gửi các Thượng phụ, Tổng giám mục, Giám mục trong Ân sủng và Hiệp thông với Toà Thánh. Quý hiền huynh thân mến, chúc quý hiền huynh sức khoẻ và phép lành Tông Toà.
 
1. Tông Tòa Tối Cao mà Ta đang phải gánh vác, cùng với tình trạng khó khăn càng ngày càng tăng thêm vào những thời buổi này, lưu ý và thôi thúc Ta hằng ngày phải cẩn trọng canh phòng sự an toàn cũng như an sinh của Giáo Hội, để rồi, càng quan tâm mới càng thấy các tai ương Giáo Hội phải chịu càng nhiều. Bởi thế, trong khi nỗ lực bằng mọi cách để bảo trì các quyền lợi của Giáo Hội, cũng như để vô hiệu hóa hoặc đẩy lui những nguy hại hiện nay đang lan tràn, Ta không ngừng tìm cầu sự trợ giúp bởi trời - một phương cách duy nhất có đủ mọi tác dụng - ngõ hầu những công khó và việc coi sóc của Ta đạt được như lòng mong ước.
 
Để được như vậy, Ta cho rằng không thể có một phương cách nào vững chắc hơn và hiệu nghiệm hơn là, nhờ việc tôn sùng và thảo hiếu, chiếm được lòng của Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Đấng Canh Giữ bình an của chúng ta và là Vị Thừa Tác ban phát ơn trời cho chúng ta, Đấng được ban cho tối thượng quyền và hiển vinh ở trên trời, để Người có thể ban ơn trợ giúp xuống cho con người, thành phần đang trải qua bao khó nhọc và hiểm nguy trên con đường tiến về kinh đô vĩnh cửu.
 
Giờ đây, đã gần đến dịp tưởng nhớ đến biết bao hồng ân cao cả khôn lường mà Kitô hữu nhận được nhờ lòng sùng kính Kinh Mân Côi, Ta ước mong cho lòng sùng kính này được toàn thể Giáo Hội hoàn vũ thực thi bằng cả nhiệt tình thắm thiết nhất đối với Đức Trinh Nữ, để, nhờ sự cầu bầu của Người, Người Con Thần Linh của Người nguôi giận và thương đến chúng ta đang ở trong cơn khốn khổ đọa đầy. Bởi đó, quý hiền huynh thân kính, Ta quyết định phổ biến đến quý hiền huynh bức thư này, theo như lòng mong ước của Ta, là quý hiền huynh hãy dùng quyền bính và lòng nhiệt thành của mình mà khơi lên tấm lòng sùng mộ nơi thành phần Dân Chúa của quý hiền huynh, trong việc thực hiện những ước vọng của chúng ta.
 
2. Người Công Giáo vốn có thói quen là luôn luôn chạy đến náu ẩn nơi Mẹ Maria trong những lúc gian nguy khốn khó, để tìm bình an nơi lòng từ mẫu nhân ái của Người, một thói quen chứng tỏ Giáo Hội Công Giáo luôn luôn đặt tất cả tin tưởng và hy vọng một cách chính đáng của mình nơi Mẹ Thiên Chúa. Người là Đấng đã liên kết với Chúa trong công cuộc cứu rỗi loài người, được đặc quyền và năng quyền hơn mọi phàm nhân và thần thánh trên trời từng được hay có thể được. Và, vì nguyện vọng tha thiết nhất của Mẹ là ban ơn trợ giúp và ủi an cho những ai tìm kiếm Mẹ, thì còn hồ nghi gì nữa khi bảo rằng, Mẹ hân hoan, nếu không muốn nói là nao nức, nhận lấy những khát vọng của Giáo Hội hoàn vũ.
 
3. Việc tôn sùng rất cao cả và đáng tin cậy đối với Nữ Vương uy linh Thiên Đàng này chưa bao giờ chiếu giải ánh quang như những lúc Giáo Hội chiến đấu của Thiên Chúa gặp gian nguy bởi những tấn công của lạc thuyết lan tràn, bởi đạo đức băng hoại không thể chấp nhận được, hay bởi những tấn công của các địch thủ dũng mãnh. Lịch sử trong quá khứ cũng như mới đây, nhất là Giáo sử biên niên, còn ghi chứng về những lời cầu chung riêng dâng lên Mẹ Thiên Chúa xin ơn trợ giúp đã được Mẹ ban cho, và xin ơn an bình trật tự cũng đã được Thiên Chúa ban cho qua Mẹ. Bởi thế, Mẹ xứng danh là “Đấng Phù Hộ Các Giáo Hữu”, “Đấng An Ủi Kẻ Âu Lo”, “Quyền Năng Chiến Đấu của chúng ta”, “Nữ Vương Vinh Thắng”, “Nữ Vương Hòa Bình”. Trong số những tước hiệu này, một tước hiệu quen thuộc đáng chú ý nhất là tước hiệu Mân Côi, một tước hiệu mà những ơn ích tỏ tường Người đã xin cho toàn thể thế giới Kitô giáo vẫn được tưởng nhớ một cách long trọng.

Quý hiền huynh đáng kính, không một ai trong quý hiền huynh lại không nhớ đến việc Hội Thánh Chúa, vào cuối thế kỷ 12, đã chịu đựng một cơn hoạn nạn hết sức đau buồn gây ra do bè rối Albigensê, miêu duệ của các Hậu Nhị Nguyên Thuyết, một bè rối lan tràn ở miền Nam nước Pháp và các phần đất khác thuộc thế giới Latinh, đầy những sai lầm hiểm hại cùng với những lực lượng tàn sát và tàn phá khủng khiếp khắp nơi khắp chốn.
 
Thiên Chúa nhân lành của chúng ta, như quý hiền huynh biết, đã dùng một vị rất thánh thiện để chống lại các kẻ địch thù lợi hại này, đó là vị tổ phụ lừng danh sáng lập dòng Đa Minh. Cao cả ở giáo thuyết thuần tuý, ở gương sáng các nhân đức và ở các công cuộc tông đồ của mình, thánh nhân đã dũng liệt tấn công các đối thủ của Giáo Hội Công Giáo, không phải cậy dựa vào khí giới, song bằng việc tôn sùng mà ngài là người đầu tiên khởi xướng lên, việc tôn sùng dưới tước hiệu Rất Thánh Mân Côi, việc tôn sùng mà ngài cũng như các môn đệ của ngài đã truyền bá khắp nơi trên thế giới.
 
Thật vậy, được thần hứng và ân sủng hướng dẫn, thánh nhân đã thấy trước được rằng việc tôn sùng này như là một khí giới chiến đấu vô địch sẽ đẩy lui địch thủ, khống chế được lòng vô đạo điên cuồng và ngang tàng của họ. Thành quả đúng là như vậy. Nhờ phương thức cầu nguyện mới mẻ này - khi được chấp nhận và thi hành như thánh Đa Minh sáng lập dòng thuyết giáo - lòng đạo đức, đức tin và sự hiệp nhất bắt đầu vãn hồi; những dự tính và sách lược của các kẻ lạc đạo tan như mây khói. Nhiều kẻ lạc bước quay về con đường cứu rỗi, và cơn phẫn nộ của những kẻ vô đạo bị kiềm tỏa bởi khí giới của những người Công Giáo cương quyết chống lại cuộc tấn công của họ.
 
4. Công hiệu và quyền lực của việc tôn sùng này còn được thể hiện trong thế kỷ 16, khi mà lực lượng hùng hậu của người Thổ Nhĩ Kỳ đang đe dọa chụp cái gông hoang đường và man rợ lên gần hết cả Âu Châu. Đức giáo hoàng lúc ấy là thánh Piô V, sau khi khơi động lòng nhiệt thành của các vua chúa trong việc cùng nhau tự vệ, đã hăng hái nỗ lực, hơn hết mọi sự, để xin Mẹ Thiên Chúa hết sức quyền năng thương đến thế giới Kitô giáo. Tấm gương hết sức cao quý này được dâng lên thiên đình, và tất cả hợp một lòng một ý với ngài lúc bấy giờ. Thế là, sẵn lòng hy sinh mạng sống và máu đào để bảo toàn Đức Tin và quê hương của mình, các chiến sĩ tín hữu Chúa Kitô hiên ngang đối đầu với địch quân ở gần vịnh Côrintô; trong khi đó, những người không thể đi chiến đấu như họ thì hợp lại thành đạo quân sốt sắng nguyện cầu, hiệp nhất trong lời Kinh Mân Côi liên tục chúc tụng Mẹ Maria, kêu xin Người ban chiến thắng cho thành phần đang chiến đấu của mình. Đức Mẹ cao sang quả thật đã ban ơn trợ giúp. Trong trận thủy chiến gần quần đảo Echinades, hạm đội Kitô hữu đã đại thắng mà không bị thiệt hại nặng và địch quân hoàn toàn thảm bại.
 
Để tưởng nhớ đặc ân này và để kỷ niệm một cuộc chiến đáng ghi nhớ như thế, vị Thánh giáo hoàng này đã muốn lập một lễ tôn kính Đức Mẹ Thắng Trận, một lễ mà Đức giáo hoàng Gregôriô XIII đã đặt cho danh xưng là “Rất Thánh Mân Côi”.
 
Trong thế kỷ qua còn có những thành quả quan trọng khác tương tự như thế đối với quân Thổ Nhĩ Kỳ tại Temesvar nước Hung Gia Lợi và ở Corfu. Trong cả hai trường hợp này đều dính dáng trùng hợp với các ngày lễ của Đức Mẹ và với các cuộc tổ chức đọc Kinh Mân Côi chung. Kết quả đã làm cho vị tiền nhiệm của Ta là Đức Clementê XI, để tỏ lòng tri ân, đã truyền cho cả Giáo Hội hằng năm phải đặc biệt tôn kính Đức Mẹ Thiên Chúa bằng Kinh Mân Côi của Người.
 
5. Từ đó, thể thức cầu nguyện này rõ ràng là một cách cầu nguyện đẹp lòng Đức Trinh Nữ, và cũng là một phương tiện hiệu nghiệm trong việc bảo vệ Giáo Hội và mọi Kitô hữu. Bởi thế, không lạ gì đã có một số vị tiền nhiệm của Ta tỏ ra mộ mến và thúc giục truyền bá ra cho sâu rộng.

- Đức Urbanô IV chứng nhận là: “mỗi ngày Kinh Mân Côi mang lại những ơn phúc mới mẻ cho Kitô giáo.”

- Đức Sixtô IV tuyên ngôn rằng phương pháp cầu nguyện này “làm tăng thêm việc tôn vinh Thiên Chúa và Đức Trinh Nữ, cũng như rất thích hợp trong việc phòng ngừa những hiểm nguy đang đe dọa”.

- Đức Lêô X: “Kinh Mân Côi được thiết lập để chống lại các kẻ gieo rắc lầm lạc và các lạc thuyết.”

- Đức Giuliô III lại gọi Kinh Mân Côi là “vinh quang của Giáo Hội.”
 
- Thánh Piô V nói rằng “nhờ việc truyền bá lòng tôn sùng này mà tín hữu trở nên nhiệt tình hơn trong việc suy niệm và sốt sắng hơn trong việc cầu nguyện; họ biến đổi một cách nhanh chóng; bóng tối lạc thuyết biến tan và ánh sáng Đức Tin Công Giáo bừng rạng trong vinh quang đổi mới.”
 
- Sau hết, Đức Gregôriô XIII công bố rằng: “Kinh Mân Côi được thánh Đa Minh thiết lập để ngăn cản cơn thịnh nộ của Thiên Chúa và để kêu cầu sự can thiệp của Đức Trinh Nữ Maria.”

6. Cảm kích trước những lời và gương sáng này của các vị tiền nhiệm, Ta tin rằng, với cùng một lý lẽ như các ngài, đây là lúc thuận tiện nhất cho việc thiết lập những kinh nguyện chung và cho việc cố gắng lợi dụng những lời kinh nguyện của chuỗi Kinh Mân Côi dâng lên Đức Trinh Nữ, để xin Chúa Giêsu Kitô, Con Mẹ, một sự trợ giúp tương tự đối với những hiểm nguy hiện nay. Quý hiền huynh thân kính, quý hiền huynh đã thấy rõ những thử thách mà Giáo Hội hằng ngày phải đương đầu: lòng đạo đức Kitô hữu, nền luân lý chung, không những thế, ngay cả chính Đức Tin, sự thiện tối cao và đầu mối của tất cả các nhân đức khác. Tất cả hằng ngày đang bị đe doạ với rất nhiều hiểm nguy khủng khiếp.
 
7. Quý hiền huynh không chỉ là những người bàng quan đứng nhìn khó khăn của hoàn cảnh, nhưng mà, lòng bác ái của quý hiền huynh cũng như của Ta đang bị tổn thương; vì đó là một trong những cảnh tượng đau đớn nhất và xót xa nhất cho rất nhiều linh hồn được cứu chuộc bằng bửu huyết của Đức Kitô. Các linh hồn ấy đang bị cơn lốc của thời đại sai lầm cuốn hút khỏi ơn cứu độ, mà đẩy xuống vực thẳm của sự chết đời đời. Ngày nay, chúng ta cũng rất cần được trợ giúp từ ơn trên như thời thánh Đa Minh, đó là sử dụng Kinh Mân Côi rất thánh của Mẹ Maria như là một phương thuốc chữa trị những vết thương do thời đại gây ra.

8. Quả thật, vị thánh vĩ đại đó, được ơn trên soi sáng, đã nhận ra rằng không có một phương thuốc nào phù hợp trong việc loại trừ các tệ nạn của thời đại ngài cho bằng là con người cần trở về với Chúa Kitô, “Đấng là đường, là sự thật và là sự sống”, bằng cách thường xuyên suy niệm về ơn cứu độ mà Ngài đã thực hiện cho chúng ta, và cần phải tìm đến sự cầu bầu của Đức Trinh Nữ trước toà Thiên Chúa, bởi vì Mẹ được ban cho quyền tiêu diệt mọi lạc thuyết. Do đó, thánh nhân đã soạn Kinh Mân Côi như để nhắc lại các mầu nhiệm cứu độ của chúng ta được diễn biến liên tục, đề tài suy niệm được trộn lẫn, và xen kẽ lời chào của Sứ Thần với lời cầu nguyện được dâng lên Thiên Chúa, Cha của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Vì vậy, Ta tìm kiếm một phương dược chữa trị cho những sự dữ tương tự, tin chắc rằng lời cầu nguyện được thánh Đa Minh diễm phúc giới thiệu rất hữu ích cho thế giới công giáo; lời cầu nguyện ấy sẽ có hiệu quả lớn lao nhất trong việc loại trừ những tai hoạ khỏi thời đại chúng ta. Ta không chỉ tha thiết khuyến khích mọi người Kitô hữu không ngừng lần hạt Mân Côi chung với nhau, hoặc riêng tại gia và trong gia đình, nhưng Ta còn mong muốn suốt cả Tháng Mười năm nay được dâng hiến cho Nữ Vương Mân Côi. Ta quyết định và tuyên bố rằng toàn thể Giáo Hội Công Giáo, trong năm nay, lòng sùng kính Kinh Mân Côi sẽ được cử hành một cách trọng thể bằng các nghi thức đặc biệt và long trọng. Vì thế, từ ngày mồng một Tháng Mười cho đến ngày mồng hai Tháng Mười Một, trong tất cả các giáo xứ, và nếu giáo quyền xét thấy là thích hợp và tiện lợi, trong tất cả mọi nguyện đường được dâng kính cho Đức Trinh Nữ, hãy cho đọc 5 chục Kinh Mân Côi với Kinh Cầu Đức Mẹ. Ta muốn Dân Chúa thường xuyên thực hành những việc đạo đức này; Ta cũng muốn Thánh Lễ được dâng ngay tại bàn thờ, hoặc Chầu Thánh Thể cùng với phép lành Mình Thánh trọng thể cho hiệp hội đạo đức. Ta đánh giá cao các cuộc rước của các Hội Mân Côi của Đức Trinh Nữ, theo các nghi thức xa xưa qua phố phường, như một minh chứng công khai lòng đạo đức của họ. Và ở những nơi không thể rước kiệu được, thì thay thế vào đó là những cuộc thăm viếng nhà thờ, và hãy để cho lòng sốt sắng đạo đức được thể hiện chuyên chăm hơn qua việc thực hiện các nhân đức Kitô giáo.
 
9. Để tưởng thưởng cho những người như Ta đã trình bày ở trên, Ta vui mừng khai mở kho tàng thiêng liêng của Giáo Hội, để họ có thể tìm thấy trong đó những khích lệ và phần thưởng cho lòng đạo đức của mình. Vì thế, Ta ban cho tất cả những ai, trong khoảng thời gian quy định, tham gia đọc Kinh Mân Côi và Kinh Cầu Đức Mẹ chung với nhau, và cầu nguyện theo ý của Ta, bảy năm bảy lần bốn mươi ngày ân xá. Ta cũng muốn thông ban những đặc ân này cho những ai, vì một lý do chính đáng, mà không thể tham gia cầu nguyện chung được, vẫn thực hành những việc đạo đức này một cách riêng tư và cầu nguyện với Thiên Chúa theo ý chỉ của Ta. Ta xoá bỏ tất cả mọi hình phạt đối với các tội đã phạm, bằng hình thức của ân xá Tông Toà cho tất cả những ai, trong thời gian quy định, thực hành ít nhất hai lần những thực hành đạo đức này công khai tại nhà thờ hoặc riêng tại tư gia (khi có ngăn trở với lý do chính đáng), và cho những ai sau đi đã thành tâm xưng tội và rước lễ. Hơn nữa, Ta ban ơn đại xá cho những người, trong ngày lễ Đức Mẹ Mân Côi hoặc trong tuần tám ngày gần đó, sau khi đã xưng tội xứng đáng, rước lễ và cầu nguyện với Thiên Chúa và Đức Mẹ cho các nhu cầu của Hội Thánh tại một nhà thờ nào đó theo ý của Ta.
 
10. Và thưa quý hiền huynh đáng kính, quý hiền huynh càng có lòng sùng kính Đức Mẹ và lo cho thiện ích của xã hội loại người, quý hiền huynh sẽ càng siêng năng ưa thích nuôi dưỡng lòng đạo đức của dân chúng đối với Đức Trinh Nữ vĩ đại, và gia tăng lòng tin tưởng của họ vào Đức Mẹ. Ta tin rằng nó thuộc về những kế hoạch của Chúa Quan Phòng, để trong thời gian thử thách đối với Giáo Hội, lòng sùng kính cổ xưa đối với Đức Trinh Nữ sẽ tồn tại và phát triển trong phần lớn thế giới Kitô giáo. Mong sao các quốc gia Kitô giáo, được khuyến khích bởi các khuyên dụ của Ta, sẽ hưởng ứng những lời mời gọi của quý hiền huynh, hãy tìm kiếm đến sự bảo trợ của Mẹ Maria với lòng nhiệt thành ngày càng lớn mạnh hơn; hãy để cho họ ngày càng gắn bó với việc lần chuỗi Mân Côi, bám chặt vào lòng sùng kính mà cha ông chúng ta đã có thói quen làm, không chỉ như phương thuốc đã sẵn cho những bất hạnh, mà còn như một bảo chứng về lòng đạo đức Kitô giáo. Đấng Bảo Trở thiên đàng của loài người sẽ vui mừng đón nhận những lời cầu nguyện và kêu xin này, và sẽ dễ dàng nhận ra rằng điều tốt lành sẽ tiến triển theo đó và kẻ lầm lạc sẽ quay về với ơn cứu độ và lòng ăn năn; và Thiên Chúa, Đấng chống lại tội ác, sẽ động lòng từ bi thương xót, sẽ giải cứu thế giới Kitô giáo và xã hội dân sự khỏi mọi hiểm nguy, và khôi phục hoà bình như lòng họ mong muốn.
 
11. Được thôi thúc bởi niềm hy vọng này, Ta khẩn cầu chính Thiên Chúa, với lòng mong muốn tha thiết nhất, chính qua Mẹ mà Thiên Chúa đã ban sự viên mãn của mọi điều thiện hảo và mọi phúc lành từ trời cho quý hiền huynh. Như một lời hứa và bảo chứng, Ta thương yêu ban cho quý hiền huynh, và cho hàng giáo sĩ cùng giáo dân được giáo phó cho quý hiền huynh chăm sóc, Phép Lành Toà Thánh.
 
Ban hành tại Đền thờ thánh Phêrô - Rôma, ngày 01/09/1883, năm thứ sáu triều đại giáo hoàng của Ta.
Leo XIII
Giáo hoàng
***
 
Chuyển ngữ: Đa Minh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL.; bổ sung bản dịch: Linh mục FX. Trần Kim Ngọc, OP.
 
Bản tiếng Anh:
 
SUPREMI
APOSTOLATUS OFFICIO

ENCYCLICAL OF POPE LEO XIII
ON DEVOTION OF THE ROSARY

 
To all the Patriarchs, Primates, Archbishops and
Bishops of the Catholic World in the Grace and
Communion of the Apostolic See.

Venerable Brethren, Health and the Apostolic Benediction.
The supreme Apostolic office which we discharge and the exceedingly difficult condition of these times, daily warn and almost compel Us to watch carefully over the integrity of the Church, the more that the calamities from which she suffers are greater. While, therefore, we endeavour in every way to preserve the rights of the Church and to obviate or repel present or contingent dangers, We constantly seek for help from Heaven - the sole means of effecting anything - that our labours and our care may obtain their wished for object. We deem that there could be no surer and more efficacious means to this end than by religion and piety to obtain the favour of the great Virgin Mary, the Mother of God, the guardian of our peace and the minister to us of heavenly grace, who is placed on the highest summit of power and glory in Heaven, in order that she may bestow the help of her patronage on men who through so many labours and dangers are striving to reach that eternal city. Now that the anniversary, therefore, of manifold and exceedingly great favours obtained by a Christian people through the devotion of the Rosary is at hand, We desire that that same devotion should be offered by the whole Catholic world with the greatest earnestness to the Blessed Virgin, that by her intercession her Divine Son may be appeased and softened in the evils which afflict us. And therefore We determined, Venerable Brethren, to despatch to you these letters in order that, informed of Our designs, your authority and zeal might excite the piety of your people to conform themselves to them.
2. It has always been the habit of Catholics in danger and in troublous times to fly for refuge to Mary, and to seek for peace in her maternal goodness; showing that the Catholic Church has always, and with justice, put all her hope and trust in the Mother of God. And truly the Immaculate Virgin, chosen to be the Mother of God and thereby associated with Him in the work of man's salvation, has a favour and power with her Son greater than any human or angelic creature has ever obtained, or ever can gain. And, as it is her greatest pleasure to grant her help and comfort to those who seek her, it cannot be doubted that she would deign, and even be anxious, to receive the aspirations of the universal Church.
3. This devotion, so great and so confident, to the august Queen of Heaven, has never shone forth with such brilliancy as when the militant Church of God has seemed to be endangered by the violence of heresy spread abroad, or by an intolerable moral corruption, or by the attacks of powerful enemies. Ancient and modern history and the more sacred annals of the Church bear witness to public and private supplications addressed to the Mother of God, to the help she has granted in return, and to the peace and tranquillity which she had obtained from God. Hence her illustrious titles of helper, consoler, mighty in war, victorious, and peace-giver. And amongst these is specially to be commemorated that familiar title derived from the Rosary by which the signal benefits she has gained for the whole of Christendom have been solemnly perpetuated. There is none among you, venerable brethren, who will not remember how great trouble and grief God's Holy Church suffered from the Albigensian heretics, who sprung from the sect of the later Manicheans, and who filled the South of France and other portions of the Latin world with their pernicious errors, and carrying everywhere the terror of their arms, strove far and wide to rule by massacre and ruin. Our merciful God, as you know, raised up against these most direful enemies a most holy man, the illustrious parent and founder of the Dominican Order. Great in the integrity of his doctrine, in his example of virtue, and by his apostolic labours, he proceeded undauntedly to attack the enemies of the Catholic Church, not by force of arms; but trusting wholly to that devotion which he was the first to institute under the name of the Holy Rosary, which was disseminated through the length and breadth of the earth by him and his pupils. Guided, in fact, by divine inspiration and grace, he foresaw that this devotion, like a most powerful warlike weapon, would be the means of putting the enemy to flight, and of confounding their audacity and mad impiety. Such was indeed its result. Thanks to this new method of prayer-when adopted and properly carried out as instituted by the Holy Father St. Dominic-piety, faith, and union began to return, and the projects and devices of the heretics to fall to pieces. Many wanderers also returned to the way of salvation, and the wrath of the impious was restrained by the arms of those Catholics who had determined to repel their violence.
4. The efficacy and power of this devotion was also wondrously exhibited in the sixteenth century, when the vast forces of the Turks threatened to impose on nearly the whole of Europe the yoke of superstition and barbarism. At that time the Supreme Pontiff, St. Pius V., after rousing the sentiment of a common defence among all the Christian princes, strove, above all, with the greatest zeal, to obtain for Christendom the favour of the most powerful Mother of God. So noble an example offered to heaven and earth in those times rallied around him all the minds and hearts of the age. And thus Christ's faithful warriors, prepared to sacrifice their life and blood for the salvation of their faith and their country, proceeded undauntedly to meet their foe near the Gulf of Corinth, while those who were unable to take part formed a pious band of supplicants, who called on Mary, and unitedly saluted her again and again in the words of the Rosary, imploring her to grant the victory to their companions engaged in battle. Our Sovereign Lady did grant her aid; for in the naval battle by the Echinades Islands, the Christian fleet gained a magnificent victory, with no great loss to itself, in which the enemy were routed with great slaughter. And it was to preserve the memory of this great boon thus granted, that the same Most Holy Pontiff desired that a feast in honour of Our Lady of Victories should celebrate the anniversary of so memorable a struggle, the feast which Gregory XIII. dedicated under the title of "The Holy Rosary." Similarly, important successes were in the last century gained over the Turks at Temeswar, in Pannonia, and at Corfu; and in both cases these engagements coincided with feasts of the Blessed Virgin and with the conclusion of public devotions of the Rosary. And this led our predecessor, Clement XL, in his gratitude, to decree that the Blessed Mother of God should every year be especially honoured in her Rosary by the whole Church.
5. Since, therefore, it is clearly evident that this form of prayer is particularly pleasing to the Blessed Virgin, and that it is especially suitable as a means of defence for the Church and all Christians, it is in no way wonderful that several others of Our Predecessors have made it their aim to favour and increase its spread by their high recommendations. Thus Urban IV, testified that "every day the Rosary obtained fresh boon for Christianity." Sixtus IV declared that this method of prayer "redounded to the honour of God and the Blessed Virgin, and was well suited to obviate impending dangers;" Leo X that "it was instituted to oppose pernicious heresiarchs and heresies;" while Julius III called it "the glory of the Church." So also St. Pius V., that "with the spread of this devotion the meditations of the faithful have begun to be more inflamed, their prayers more fervent, and they have suddenly become different men; the darkness of heresy has been dissipated, and the light of Catholic faith has broken forth again." Lastly Gregory XIII in his turn pronounced that "the Rosary had been instituted by St. Dominic to appease the anger of God and to implore the intercession of the Blessed Virgin Mary."
6. Moved by these thoughts and by the examples of Our Predecessors, We have deemed it most opportune for similar reasons to institute solemn prayers and to endeavour by adopting those addressed to the Blessed Virgin in the recital of the Rosary to obtain from her son Jesus Christ a similar aid against present dangers. You have before your eyes, Venerable Brethren, the trials to which the Church is daily exposed; Christian piety, public morality, nay, even faith itself, the supreme good and beginning of all the other virtues, all are daily menaced with the greatest perils.
7. Nor are you only spectators of the difficulty of the situation, but your charity, like Ours, is keenly wounded; for it is one of the most painful and grievous sights to see so many souls, redeemed by the blood of Christ, snatched from salvation by the whirlwind of an age of error, precipitated into the abyss of eternal death. Our need of divine help is as great today as when the great Dominic introduced the use of the Rosary of Mary as a balm for the wounds of his contemporaries.
8. That great saint indeed, divinely enlightened, perceived that no remedy would be more adapted to the evils of his time than that men should return to Christ, who "is the way, the truth, and the life," by frequent meditation on the salvation obtained for Us by Him, and should seek the intercession with God of that Virgin, to whom it is given to destroy all heresies. He therefore so composed the Rosary as to recall the mysteries of our salvation in succession, and the subject of meditation is mingled and, as it were, interlaced with the Angelic salutation and with the prayer addressed to God, the Father of Our Lord Jesus Christ. We, who seek a remedy for similar evils, do not doubt therefore that the prayer introduced by that most blessed man with so much advantage to the Catholic world, will have the greatest effect in removing the calamities of our times also. Not only do We earnestly exhort all Christians to give themselves to the recital of the pious devotion of the Rosary publicly, or privately in their own house and family, and that unceasingly, but we also desire that the whole of the month of October in this year should be consecrated to the Holy Queen of the Rosary. We decree and order that in the whole Catholic world, during this year, the devotion of the Rosary shall be solemnly celebrated by special and splendid services. From the first day of next October, therefore, until the second day of the November following, in every parish and, if the ecclesiastical authority deem it opportune and of use, in every chapel dedicated to the Blessed Virgin - let five decades of the Rosary be recited with the addition of the Litany of Loreto. We desire that the people should frequent these pious exercises; and We will that either Mass shall be said at the altar, or that the Blessed Sacrament shall be exposed to the adoration of the faithful, Benediction being afterwards given with the Sacred Host to the pious congregation. We highly approve of the confraternities of the Holy Rosary of the Blessed Virgin going in procession, following ancient custom, through the town, as a public demonstration of their devotion. And in those places where this is not possible, let it be replaced by more assiduous visits to the churches, and let the fervour of piety display itself by a still greater diligence in the exercise of the Christian virtues.
9. In favour of those who shall do as We have above laid down, We are pleased to open the heavenly treasure-house of the Church that they may find therein at once encouragements and rewards for their piety. We therefore grant to all those who, in the prescribed space of time, shall have taken part in the public recital of the Rosary and the Litanies, and shall have prayed for Our intention, seven years and seven times forty days of indulgence, obtainable each time. We will that those also shall share in these favours who are hindered by a lawful cause from joining in these public prayers of which We have spoken, provided that they shall have practiced those devotions in private and shall have prayed to God for Our intention. We remit all punishment and penalties for sins committed, in the form of a Pontifical indulgence, to all who, in the prescribed time, either publicly in the churches or privately at home (when hindered from the former by lawful cause) shall have at least twice practiced these pious exercises; and who shall have, after due confession, approached the holy table. We further grant a plenary indulgence to those who, either on the feast of the Blessed Virgin of the Rosary or within its octave, after having similarly purified their souls by a salutary confession, shall have approached the table of Christ and prayed in some church according to Our intention to God and the Blessed Virgin for the necessities of the Church.
10. And you, Venerable Brethren, - the more you have at heart the honour of Mary, and the welfare of human society, the more diligently apply yourselves to nourish the piety of the people towards the great Virgin, and to increase their confidence in her. We believe it to be part of the designs of Providence that, in these times of trial for the Church, the ancient devotion to the august Virgin should live and flourish amid the greatest part of the Christian world. May now the Christian nations, excited by Our exhortations, and inflamed by your appeals, seek the protection of Mary with an ardour growing greater day by day; let them cling more and more to the practice of the Rosary, to that devotion which our ancestors were in the habit of practicing, not only as an ever-ready remedy for their misfortunes, but as a whole badge of Christian piety. The heavenly Patroness of the human race will receive with joy these prayers and supplications, and will easily obtain that the good shall grow in virtue, and that the erring should return to salvation and repent; and that God who is the avenger of crime, moved to mercy and pity may deliver Christendom and civil society from all dangers, and restore to them peace so much desired.
11. Encouraged by this hope, We beseech God Himself, with the most earnest desire of Our heart, through her in whom he has placed the fulness of all good, to grant you. Venerable Brethren, every gift of heavenly blessing. As an augury and pledge of which, We lovingly impart to you, to your clergy, and to the people entrusted to your care, the Apostolic Benediction.
Given in Rome, at St. Peter's, the 1st of September, 1883, in the sixth year of Our Pontificate.
LEO XIII

Nguồn: http://www.vatican.va/content/leo-xiii/en/encyclicals/documents/hf_l-xiii_enc_01091883_supremi-apostolatus-officio.html
114.864864865135.135135135250