02/03/2020
5194
KINH KÍNH MỪNG ĐƯỢC THÀNH HÌNH TỪ HỒI NÀO?
Lm. Phan Tấn Thành, O.P.
 
Bài trình thuật cuộc Truyền Tin bắt đầu bằng lời của thiên sứ Gabriel chào Đức Maria “Kính mừng kẻ đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng chị”. Có phải đây là nguồn gốc của kinh Kính Mừng không?

Kinh Kính Mừng có một lịch sử lâu dài. Hình thức mà chúng ta đọc hiện nay chỉ trở thành cố định từ thế kỷ XVI, nghĩa là với việc ban hành sách nguyện do sắc lệnh của Đức Thánh Cha Piô V vào năm 1568. Xét theo cơ cấu hiện hành, kinh Kính Mừng gồm có hai phần. Phần đầu mang tính cách chúc tụng, được ghép từ hai đoạn văn trích từ Tin Mừng của Thánh Luca: “Kính mừng Maria, đầy ơn phước, Đức Chúa Trời ở cùng bà”; đây là lời chào của thiên sứ Gabriel; “Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng bà gồm phúc lạ”. Đây là lời chào của bà Ysave. Phần thứ hai, mang tính cách khẩn nài: “Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng tôi là kẻ có tội, khi này và trong giờ lâm tử. Amen”. Phần thứ hai, tương đối mới, bởi vì chỉ được thêm vào từ thế kỷ XIV. Nói cách khác, trước đó, kinh Kính Mừng chỉ gồm có phần chúc tụng mà thôi.

Phần chúc tụng, gồm hai câu trích từ Tin Mừng Thánh Luca, đã thành hình ngay từ đầu Hội Thánh rồi, có phải vậy không?

Không. Câu chuyện không đơn giản như thế. Bản kinh “Lạy Cha” mà chúng ta đọc ngày nay đã thành cố định từ đầu Hội Thánh, mà Thánh Matthêu đã ghi lại trong sách Tin Mừng (chương 6, câu 9-13), tuy dù chúng ta còn thấy một mẫu thức nữa ngắn hơn ở Tin Mừng Thánh Luca (chương 11, câu 2-4). Kinh Kính Mừng thì khác. Không có một mẫu thức nào được ghi lại trong Tân Ước. Kể cả những lời mà chúng ta đọc ngày nay, tuy được ghép từ hai đoạn của sách Tin Mừng, nhưng cũng có đôi chút sửa đổi thêm thắt.

Thêm ở chỗ nào?

Như vừa nói, phần đầu của kinh Kính Mừng lấy lại lời chào của thiên sứ Gabriel và lời chào của bà Ysave. Kinh Kính Mừng đã thêm danh thánh Maria và Giêsu vào hai lời chào đó. Thực vậy, thiên sứ Gabriel chỉ nói rằng: “Kính chào kẻ đầy ơn phúc, Chúa ở với chị”. Theo nguyên bản, “Kẻ đầy ơn phúc” (trong tiếng Hy-lạp chỉ là một từ kecharitoménê) được coi như một tên (hay biệt hiệu); sau này, người ta mới thêm tên “Maria (Kính chào Maria), và “kẻ đầy ơn phúc” được coi như một trạng thái.

Từ lúc nào, tên Maria được xen vào lời chào của Thiên Sứ Gabriel?

Không
114.864864865135.135135135250