26/08/2015
4139
I. NGUỒN GỐC LÒNG SÙNG KÍNH ĐỨC MARIA NỮ VƯƠNG

Thời Cựu ước, phụ nữ Do Thái khắp nước Giuđêa hoặc cư ngụ bên Ai Cập bỏ Đức Giavê mà thờ Thiên nữ vương, nên đã bị tiên tri Giêrêmia kịch liệt lên án (Gr 7:18; 44:15-28). Thiên nữ vương là nữ thần ái tình và sự phong phú tình yêu. Thiên nữ vương cũng là nữ thần tình ái thời xưa với nhiều tên khác nhau: là Venus tại nước Rôma, là Aphrodita tại nước Hy Lạp, là Ishtar tại nước Assyria (miền Bắc Irak ngày nay), là Atargatis tại nước Syria (giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Irak, Lebanon, và Israel), là Astarta tại nước Phoenicia (nay là miền duyên hải của các nước Syria, Lebanon và Israel), là Mylitta tại nước Babylon (miền nam Irak ngày nay), và là Isis tại nước Ai Cập.

Sang thời Tân ước, Giáo hội Đông phương quan niệm rằng Đức Maria mới thực là Thiên Nữ Vương, nhưng là "Nữ Vương tình yêu xinh đẹp" (Hc 24:18). Thánh Ephrem viết những kinh mô tả Đức Mẹ là Bà Chúa, là Nữ Vương lộng lẫy hơn các thần Cherubim và vinh quang hơn các thần Seraphim, là Mẹ, là Đấng Trung gian. Bên Giáo Hội Đông phương và Giáo hội Tây phương có kinh Salve Regina (Lạy Nữ Vương, thế kỷ XI), kinh Regina coeli (Lạy Nữ Vương Thiên đàng, thế kỷ XII), kinh Ave Regina coelorum (Lạy Nữ Vương các tầng trời, thế kỷ XII).

Phần IV kinh cầu Đức Bà tôn vinh Mẹ là Nữ Vương các thần thánh gồm tám câu: từ câu "Nữ Vương các thánh thiên thần" cho đến câu "Nữ Vương các thánh nam cùng các thánh nữ". Tám câu trên đây do Đức Piô VII thêm vào, từ cuộc lưu đày bên Pháp về Rôma ngày 24-5-1814.

Câu "Nữ Vương chẳng hề mắc tội tổ tông" do Đức Piô IX thêm vào ngày 8-12-1854 dịp ngài tuyên tín Đức Mẹ đầu thai vô nhiễm.
Câu "Nữ Vương linh hồn và xác lên trời" do Đức Piô XII thêm vào ngày 1-11-1950 dịp ngài tuyên tín Đức Mẹ hồn xác lên trời.
Câu "Nữ Vương truyền phép Rất Thánh Mân côi" do Đức Lêô XIII thêm vào ngày 24-12-1883 để xin Mẹ phù giúp xây dựng lại xã hội suy đồi.


Câu "Nữ Vương ban sự bằng yên" do Đức Bênê-đictô XV thêm vào ngày 16-11-1915 để xin Mẹ cứu thế giới khỏi đệ nhất thế chiến.
Câu "Nữ Vương các gia đình" (giữa hai câu "Nữ Vương rất thánh Văn côi" và "Nữ Vương ban sự bằng an") do Đức Gioan Phaolô II thêm vào Kinh Cầu Đức Bà ngày Chúa nhật 31-12-1995, ngày Lễ Thánh Gia, để cầu cho các gia đình đang gặp nhiều khó khăn giữa thế giới hôm nay.


II. LỊCH SỬ PHỤNG VỤ

Từ thế kỷ XI, Giáo hội Tây phương mới có các kinh Mẹ Nữ Vương. Bên Giáo hội Đông phương, tư tưởng Mẹ Maria là Nữ Vương đã manh nha từ thế kỷ IV. Phụng vụ Byzantin chưa có lễ, chỉ có các kinh xưng tụng Mẹ là Nữ Vương.

Từ năm 1900, nhiều đơn từ khắp Giáo hội gửi về Rôma tâu xin Đức Thánh Cha thiết lập Lễ Đức Mẹ Nữ Vương cho toàn thể Giáo hội, nhất là sau khi Đức Piô XI lập lễ Chúa Kitô Vua năm 1925, phong trào vận động thiết lập lễ Mẹ Nữ Vương ngày càng lớn mạnh. Năm 1933, một đền thờ lớn tại Port-Said gần cửa kênh Suez, Ai Cập, đã được cung hiến Đức Maria, Nữ Vương thế giới. Năm 1954, Đức Piô XII ban hành Thông điệp Ad Coeli Reginam và thành lập Lễ Đức Mẹ Nữ Vương cho toàn thể Giáo hội và mừng vào ngày 31 tháng Năm. Năm 1969, theo chiều hướng Canh tân Phụng vụ, Đức Phaolô VI đã đổi lễ này sang ngày 22 tháng Tám sau lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời ngày 15 tháng Tám.


III. Ý NGHĨA PHỤNG VỤ

Theo thần học, vương quyền của Mẹ Maria có những ý nghĩa sau đây:

A. Vương quyền của Mẹ phải được ở trong địa vị vương đế của dân Thiên Chúa, vì Mẹ là Mẹ Giáo hội, là chi thể tối cao và đặc
114.864864865135.135135135250