20/09/2020
1207
Thông Điệp Diuturni Temporis Của Đức Giáo Hoàng Leo XIII Về  Kinh Mân Côi

Gửi tới quý hiền huynh đáng kính, Thượng phụ, Hồng y, Tổng giám mục, Giám mục và các vị thường quyền sở tại khác có mối hoà bình và hiệp thông với Toà Thánh.

Kính chúc quý hiền huynh đáng kính sức khoẻ và phép lành Toà Thánh.

1. Nhìn lại khoảng thời gian dài, mà theo Ý muốn của Thiên Chúa, Ta trải qua trên Ngai toà Giáo hoàng, Ta không thể không công nhận rằng, bất chấp những bất xứng của Ta, Ta đã được hưởng sự chở che một cách đặc biệt từ Thiên Chúa quan phòng. Ta tin điều này phải được chính yếu quy về cho những lời cầu nguyện hiệp nhất và vì thế có hiệu quả nhất, mà trước kia dành cho thánh Phêrô, nay cũng dành cho chính Ta vậy; những lời cầu nguyện này liên tục được Giáo Hội Hoàn Vũ dâng lên. Do đó, trước hết Ta bày tỏ lòng tạ ơn sâu sắc đối với Thiên Chúa, Đấng ban phát mọi điều thiện hảo, và chừng nào còn sống, Ta tiếp tục ghi nhớ trong tâm trí và trong lòng mỗi đặc ân và mọi đặc ân. Và kế đến, Ta ghi nhớ sự bảo trợ từ mẫu của Nữ Vương Thiên Đàng; Ta trân trọng và gìn giữ, và luôn nhớ ơn Đức Mẹ và ca rao những ân ban của Mẹ. Những dòng suối ân sủng thiên đàng được tuôn trào từ Mẹ, như từ một dòng suối dồi dào. “Những kho tàng của lòng thương xót Chúa ở trong tay đức Mẹ” (Thánh John-Damascene, Sermon I. on the Nativity of the blessed Virgin). “Thiên Chúa muốn Mẹ là khởi đầu của mọi sự thiện hảo” (Thánh Irenaeus, Contra Valen., J. iii., cap. 33). Chính trong tình yêu thương của người mẹ dịu hiền này mà Ta đã không ngừng cố gắng trân trọng và lớn lên mỗi ngày, Ta tin tưởng hy vọng rằng Ta sẽ kết thúc cuộc đời nơi dương thế này.

Tóm tắt những Thông điệp trước đây về Kinh Mân Côi
2. Từ lâu Ta mong muốn duy trì hạnh phúc của loài người trong việc gia tăng lòng sùng kính đối với Đức Trinh Nữ Diễm Phúc, như trong một thành trì oai hùng, và Ta đã không ngừng khuyến khích Dân Kitô giáo thường xuyên lần hạt Mân Côi, bằng cách mỗi năm ban hành một Tông thư về chủ đề này kể từ ngày 01.09.1883, bên cạnh việc thường xuyên ban hành những Sắc chỉ như đã biết. Và giờ đây, vì sự Quan phòng thương xót của Thiên Chúa, Tháng Mười lại gần đến, tháng mà Ta đã dâng kính Nữ Vương Thiên Đàng dưới tước hiệu Mân Côi, một lần nữa Ta nhắc lại cho quý hiền huynh, nhưng tóm gọn trong một số từ rằng tất cả những gì Ta đã làm cho đến nay là để cổ võ hình thức cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi, Ta sẽ hoàn thành công việc của mình bằng một văn kiện mới, trong đó, Ta tha thiết mong muốn hình thức tôn kính dành cho Mẹ Maria phải được trình bày rõ ràng hơn, và lòng nhiệt thành của tín hữu phải được khích lệ đưa đến việc sốt sắng và thường xuyên thực hành việc đạo đức này.

3. Do đó, Ta thường mong muốn tha thiết rằng người Kitô hữu tin chắc vào hiệu quả và phẩm chất của Kinh Mân Côi Đức Mẹ, trước hết Ta cho thấy rằng nguồn gốc của hình thức cầu nguyện này có tính cách từ trời hơn là từ con người, đồng thời cho thấy hình thức này là một vòng hoa đáng quý được thêu dệt nên bởi Lời chào của Sứ thần với Lời Kinh của Chúa, kết hợp với việc suy niệm, và như thế hình thức cầu nguyện này có sức mạnh nhất và rất hiệu quả để đạt được sự sống đời đời. Bên cạnh đó, sự tuyệt vời đặc biệt của lời kinh này, nó còn mang một sự trợ giúp mạnh mẽ cho đức tin và mẫu gương nhân đức trong các mầu nhiệm được trình bay để chiêm ngắm. Ta cũng chứng minh cho thấy việc sùng kính dễ dàng và thích hợp biết bao cho dân chúng, mang lại một mô hình rất hoàn hảo cho đời sống gia đình, trong khi suy niệm về Gia Đình Thánh ở Nadarét, và do đó, thế giới Kitô giáo chưa bao giờ thất bại trong việc trải nghiệm những hiệu quả cứu độ của lời kinh này.

Các vị giáo hoàng và Kinh Mân Côi
4. Vì những lý do đó, Ta đã nhiều lần khuyến khích việc lần chuỗi Mân Côi, và cố gắng nâng cao phẩm giá của lời kinh này qua một nghi thức long trọng hơn, tiếp theo bước chân của các vị tiền nhiệm. Đức giáo hoàng Sixtô V đã chuẩn nhận phong tục cổ xưa về việc lần chuỗi Mân Côi; Đức giáo hoàng Gregoriô XIII dành một ngày dưới tước hiệu Mân Côi, mà sau này Đức giáo hoàng Clementê VIII đưa vào sổ bộ các thánh, và Đức giáo hoàng Clementê XI mở rộng ra Giáo Hội Hoàn Vũ. Đức giáo hoàng Benedictô XIII đưa lễ này vào Sách Lễ Rôma, và chính Ta, để làm chứng mãi mãi cho lòng thành của mình đối với lòng sùng kính này, tuyên bố là phải cử hành Lễ Mân Côi trọng thể trong khắp Giáo Hội Hoàn Vũ như bậc lễ nhì, đồng thời dành cho việc sùng kính Kinh Mân Côi trong suốt tháng Mười. Cuối cùng, Ta chỉ thị cho thêm vào Kinh Cầu Đức Mẹ tước hiệu “Nữ Vương Truyền Phép Rất Thánh Mân Côi”, như một sự gia tăng chiến thắng trong cuộc chiến hiện tại của chúng ta.

Giá trị các ơn xá
5. Cần nói thêm rằng giá trị tuyệt vời và ích lợi lớn lao dành cho Kinh Mân Côi khởi đi từ sự phong phú của các đặc ân và ân huệ gắn liền với Kinh Mân Côi, và đặc biệt hơn là khởi đi từ các kho tàng phong phú về các ơn xá gắn liền với Kinh Mân Côi. Rõ ràng là ích lợi biết bao nhiêu cho những ai lo lắng tìm kiếm ơn cứu độ đời đời là đạt được những thiện ích này. Vì đó là vấn đề của việc đạt được toàn phần hay một phần việc xoá nợ về hình phạt tạm, ngay cả sau khi tội đã được tha, phải đền trả ở đời này hoặc ở đời sau. Quả thật, kho tàng đạt được do các công nghiệp của Chúa Giêsu, Mẹ Chúa và các thánh lớn lao dường bao. Đức Clemente VI, vị tiền nhiệm của Ta, đã nói về kho tàng này khi mượn lời của Sách Khôn Ngoan: “Đức Khôn Ngoan là kho báu vô tận cho con người. Chiếm được Đức Khôn Ngoan là được nên bạn hữu với Thiên Chúa (Kn 7,14).

6. Các đức giáo hoàng, khi sử dụng quyền tối cao được Thiên Chúa ban cho, đã mở ra những nguồn mạch dồi dào nhất về những ân sủng này cho các thành viện Hội Mân Côi và cho những ai lần chuỗi Mân Côi.

“Tông hiến” dự thảo
7. Vì thế, Ta tin rằng Triều thiên của Đức Maria sẽ rực sáng hơn với những đặc ân và ơn xá này, như được trang điểm bằng những viên ngọc quý giá nhất, Ta quyết định thực hiện điều mà bấy lâu nay Ta đã chiêm ngắm, cụ thể là ban hành một “Tông hiến” liên quan đến các quyền lợi, đặc ân và ơn xá được ban cho các thành viên Hội Mân Côi. Ta ban hành “Tông hiến” này với ý định như một minh chứng cho tình yêu của Ta đối với Rất Thánh Mẹ Thiên Chúa, và đồng thời là một khuyến khích đối với tất cả các tín hữu và là một phần thưởng cho lòng đạo đức của họ, để vào giờ phút cuối đời, họ có thể được Đức Mẹ trợ giúp mà nghỉ yên trong vòng tay êm ái của Mẹ. Ta hết lòng kêu cầu Thiên Chúa Toàn Năng, nhờ lời cầu bầu của Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi, ban phép lành này, như một lời cam kết tha thiết của những phép lành từ Thiên Chúa, thưa quý hiền huynh, cho hàng giáo sĩ và giáo dân được giao phó cho hiền huynh soi sóc. Ta vui mừng ban Phép Lành Tông Toà.

Ban hành tại Đền thờ thánh Phêrô, Rôma, ngày 05.09.1898, năm thứ 21 triều đại giáo hoàng của Ta.
Leo XIII
Giáo hoàng
****************
Chuyển ngữ: Linh mục FX. Trần Kim Ngọc, OP.
 
Bản tiếng Anh:
DIUTURNI TEMPORIS
ENCYCLICAL OF POPE LEO XIII
ON THE ROSARY
 
To Our Venerable Brethren, the Patriarchs, Primates,
Archbishops, Bishops, and other Local Ordinaries having
Peace and Communion with the Apostolic See.

Venerable Brethren, Health and Apostolic Benediction.
Looking back over the long space of time, which by God's Will We have passed in the Supreme Pontificate, We cannot but acknowledge that, in spite of Our demerits, We have enjoyed the most singular protection of Divine Providence. This We believe must be attributed principally to the united, and therefore most efficacious, prayers, which, as of old for St. Peter, so now also for Ourselves, are constantly being poured forth by the Universal Church. Wherefore We first of all give profound thanks to God, the Giver of all good things, and we shall continue as long as life lasts to cherish in mind and heart gratitude for each and every favour. And next, there comes to Our mind the sweet remembrance of the motherly protection of the august Queen of Heaven; and this memory likewise We shall cherish and preserve inviolate, ever thanking her and proclaiming her benefits. From her, as from an abundant spring, are derived the streams of heavenly graces. "In her hand are the treasures of the mercies of the Lord" (St. John-Damascene, Sermon I. on the Nativity of the blessed Virgin). "God wisheth her to be the beginning of all good things" (St. Irenaeus, Contra Valen., J. iii., cap. 33). In the love of this tender mother, which We have constantly striven to cherish and to grow in day by day, We confidently hope that We may end Our life.
Summary of Preceding Encyclicals on the Rosary
2. We have long desired to secure the welfare of the human race in an increase of devotion to the Blessed Virgin, as in apowerful citadel, and We have never ceased to encourage the constant use of theRosary among Christians, by publishing every year since September 1, 1883, anEncyclical Letter on this subject, besides frequently issuing Decrees, as iswell known. And now, since God in His merciful Providence has this year againallowed Us to see the approach of the month of October, which We have alreadyconsecrated to our Heavenly Queen under the title of the Rosary, We would notrefrain from again addressing you; but summarizing in a few words all that wehave hitherto done for the promotion of his form of prayer, We will crown ourwork by yet a new document, in which Our earnest desire and zeal for this formof devotion toMary may appear still more clearly, and the fervour of the faithful may bestimulated to the devout and constant use of this pious practice.
3. Impelled, therefore, by a constant desire that Christians should ever beconvinced of the efficacy and dignity of the Rosary of Our Lady, We first of allpointed out that the origin of this form of prayer is divine rather than human,showing it to be an admirable garland woven from the Angelic Salutation,together with the Lord's Prayer, joined to meditation, and that this form ofprayer was most powerful and particularly efficacious for attaining eternallife. For besides the special excellence of the prayers, it affords a powerfulprotection to faith and conspicuous models of virtue in the mysteries proposedfor contemplation. We showed also how easy the devotion is and how suited to thepeople, offering an absolutely perfect model of domestic life in meditation onthe Holy Family at Nazareth, and that therefore Christendom had never failed toexperience its salutary effects.
The Popes and the Rosary
4. For these reasons We have ever repeatedly encouraged the recitation of theHoly Rosary, and have endeavoured to increase its dignity by a more solemn cult,following in this the footsteps of our predecessors. Pope Sixtus V., of happymemory, approved the ancient custom of reciting the Rosary; Gregory XIII.dedicated a day under this title, which Clement VIII. afterwards inscribed inthe martyrology, and Clement XI. extended to the Universal Church. BenedictXIII. inserted the feast in the Roman Breviary, and We, ourselves, in perpetualtestimony of Our affection for this devotion commanded that the solemnity withits office should be celebrated in the Universal Church as a double of thesecond class, consecrating to this devotion the entire month of October. Finallywe ordered the addition to the Litany of Loreto of the invocation "Queen ofthe most Holy Rosary," as an augury of victory in our present warfare.
The Value of Indulgences
5. It remains to be added that great value and utility accrue to the Rosary fromthe abundance of privileges and favours which adorn it, and more particularlyfrom the rich treasures of indulgences attached to it. It is evident how greatlyto the advantage of all who are solicitous for theireternal salvation is the obtaining of these benefits. For it is a question ofobtaining either totally or partially a remission of the debt of temporalpunishment which, even after guilt has been forgiven, must be paid either inthis life or in the next. Vast indeed is the treasure won by the merits ofChrist, His Mother and the Saints, to which our predecessor Clement VI. so aptlyapplied those words of the Book of Wisdom: "She is an infinite treasure tomen: which they that use become the friends of God" (Wisdom vii., 14).
6. The Roman Pontiffs, making use of that supreme power granted them by God,have opened out the most abundant fountains of these graces to the members ofthe sodality of the Holy rosary and to those who recite the Rosary.
A Projected "Constitution"
7. Wherefore, believing that the Crown of Mary will shine more brilliantly withthese privileges and indulgences, as with an adornment of most precious gems, Wehave decided upon carrying out what We have long contemplated, namely, thepublication of a "Constitution" concerning the rights, privileges andindulgences which are enjoyed by the members of the Rosary Sodality. This Our"Constitution" We intend to be a testimony of Our love to the mostaugust Mother of God, and at the same time an encouragement to all the faithfuland a reward of their piety, so that in the last hour of life they may be aidedby her assistance and sweetly rest in her embrace. This blessing We heartilyinvoke from Almighty God through the Queen of the most Holy Rosary, and as anearnest and pledge of Divine Blessings, Venerable Brethren, to your clergy andto the people committed to your care, We gladly impart the ApostolicBenediction.
Given at St. Peter's, in Rome, on the 5th day of September, 1898, in the 21st year of Our Pontificate.
LEO XIII

Nguồn: 
http://w2.vatican.va/content/leo-xiii/en/encyclicals/documents/hf_l-xiii_enc_05091898_diuturni-temporis.html 
114.864864865135.135135135250