Rất nhiều Đức giáo hoàng nói về Kinh Mân Côi dưới hình thức tông huấn, Thông điệp, tông thư, tông sắc... bằng các thứ tiếng như Latin, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia... Để tìm hiểu rõ hơn những tài liệu này, chúng ta có thể vào trang web của Toà Thánh (www.vatican.va).
Dưới đây, chúng ta thử điểm qua một số văn kiện của các Đức giáo hoàng:
1/ Tông sắc “Consueverunt Romani Pontifices” (17/09/1569) của Đức giáo hoàng Piô V xác định hình thức và nội dung của Kinh Mân Côi như hiện nay.
2/ Tông hiến “Salvatoris Domini” (05/03/1572) của Đức giáo hoàng Piô V ban ơn đại xá cho những ai gia nhập Hội Mân Côi và năng lần hạt Mân Côi.
3/ Trong Tông thư “Ad Augendam” (18/01/1785), Đức giáo hoàng Clemente Xlll đã ban một ơn đại xá cho những ai sốt sắng đọc Kinh Mân Côi. Ơn xá này có thể chỉ cho các linh hồn.
4/ Tông thư “Benedicentes” (27/01/1832) của Đức giáo hoàng Grêgôriô XVl tuyên bố rằng khi đọc chung Kinh Mân Côi thì có hiệu lực hơn đọc riêng. Ngài khuyến khích các giáo hữu hãy cùng nhau đọc Kinh Mân Côi, để đem lại sự an bình cho gia đình và cho xã hội.
5/ Thông điệp “Supremi Apostolatus Officio” (01/09/1883) của Đức giáo hoàng Lêô XIII mời gọi các thành phần Dân Chúa siêng năng lần hạt Mân Côi và gia nhập Hội Mân Côi. Thông điệp cũng lược qua một số công hiệu của Kinh Mân Côi qua dòng lịch sử với những nhận định của nhiều vị giáo hoàng.
6/ Trong Tông thư “Salutaris Ille” (24/12/1883), Đức giáo hoàng Lêô XIII kêu gọi các giáo xứ, giáo phận đọc Kinh Mân Côi hằng ngày. Ngài đã thêm câu “Nữ Vương Truyền Phép Rất Thánh Mân Côi” vào Kinh Cầu Đức Bà.
7/ Thông điệp “Superiore Anno” (30/08/1884) của Đức giáo hoàng Lêô XIII trình bày về cách đọc Kinh Mân Côi.
8/ Thông điệp “Quod Auctoritate” (22/12/1885) của Đức giáo hoàng Lêô XIII công bố Năm Thánh đặc biệt ban ơn toàn xá cho những ai đọc Kinh Mân Côi.
9/ Thông điệp “Vi È Ben Noto” (20/09/1887) của ĐGH Lêô XIII nói về Kinh Mân Côi và đời sống công cộng.
10/ Thông điệp “Quamquam Pluries” (15/08/1889) của Đức giáo hoàng Lêô XIII nói về việc dâng hiến cho thánh Giuse, nhưng Thông điệp cũng mời gọi dân Kitô giáo tận hiến cho Đức Mẹ Mân Côi, đặc biệt là trong suốt tháng 10, tháng dâng kính Đức Mẹ Mân Côi.
11/ Thông điệp “Octobri Mense” (22/09/1891) của Đức giáo hoàng Lêô XIII kêu gọi người tín hữu hãy năng chạy đến với Đức Mẹ Mân Côi bằng việc năng đọc Kinh Mân Côi.
12/ Thông điệp “Magnae Dei Matris” (08/09/1892) của Đức giáo hoàng Lêô XIII cho chúng ta biết về sức mạnh của Kinh Mân Côi đối với lạc giáo Albigensê phá hoại Giáo Hội. Qua Thông điệp, Đức giáo hoàng ban rất nhiều ơn xá, đại xá cho những người siêng năng đọc Kinh Mân Côi.
13/ Thông điệp “Laetitiae Sanctae” (08/09/1893) của Đức giáo hoàng Lêô XIII nói về sự tận hiến cho Đức Mẹ Mân Côi. Nhờ sự can thiệp của Đức Mẹ Mân Côi, nhiều bệnh tật được chữa lành.
14/ Tông thư “Iucunda Semper Expectatione” (08/09/1894) của Đức giáo hoàng Lêô XIII xoay quanh hai yếu tố nền tảng của Kinh Mân Côi, đó là: khẩu nguyện và tâm nguyện. Hai yếu tố này gợi ý cho người tín hữu vừa đọc vừa suy niệm về cuộc đời của Chúa Giêsu cũng như Mẹ Maria.
15/ Thông điệp “Adiutricem” (05/09/1895) của Đức giáo hoàng Lêô XIII đề cao việc suy niệm về cuộc đời của Chúa Cứu Thế trong khi đọc Kinh Mân Côi.
16/ Thông điệp “Fidentem Piumque Animum” (20/09/1896) của Đức giáo hoàng Lêô XIII đề cập đến hình thức của kinh nguyện mang tên “Mân Côi” để diễn tả mùi thơm của Hoa Hồng, tượng trưng cho Đức Nữ Đồng Trinh Maria, Đấng được chào kính như Hoa Hồng mầu nhiệm.
17/ Thông điệp “Augustissimae Virginis Mariae” (12/09/1897) của Đức giáo hoàng Lêô XIII 114.864864865135.135135135250